Theo chân VinFast, VNG nộp hồ sơ IPO trên sàn Nasdaq
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 12: Cái chết của bố Hiệp liên quan mẹ của Giang?
Tối 6.1, sau khi bay từ Thái Lan về Hà Nội, Xuân Son đã được đưa đến Bệnh viện Vinmec để kiểm tra và phẫu phuật. Giáo sư Trần Trung Dũng và ê-kíp đã áp dụng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để Xuân Son có thể hồi phục và trở lại với bóng đá một cách tốt nhất.Trả lời một số câu hỏi của Báo Thanh Niên, giáo sư Dũng chia sẻ: "Chấn thương liên quan đến cơ, xương và những thứ xung quanh. Nếu thực hiện mổ mở thì sẽ ảnh hưởng đến màng xương và những tổ chức cơ xung quanh, khiến quá trình liền xương bị chậm lại. Vì thế, chúng tôi thực hiện kỹ thuật phức tạp hơn một chút, đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại nhiều hơn, đó là đóng đinh bằng kim, tức là không mở chỗ gãy ra để đảm bảo sự nguyên vẹn cho phần cơ. Chúng tôi đóng đinh xuyên qua chỗ gãy và cố định lại.Chúng tôi cũng tính toán rất kỹ cho từng con vít, đảm bảo làm sao vừa khít với mặt xương, không được nhô ra một chút nào. Để khi lành lặn và Son tập luyện trở lại sau 6, 9 tháng hay 1 năm, chấn thương này không còn ảnh hưởng gì hết. Đối với người bình thường, nếu bị nhô ra 1, 2 mm thì cũng không có vấn đề gì nhưng với cầu thủ như Xuân Son thì phải tính toán kỹ đến từng mm, phải đo đạc trên máy tính. Yêu cầu mà chúng tôi đưa ra không chỉ là giúp Son hồi phục mà còn là các đinh, vít không được gây ra trở ngại khi Son trở lại tập luyện. Với người bình thường, sau 1 năm rưỡi thì có thể rút đinh nhưng với VĐV thì cần lâu hơn một chút".Bác sĩ nói thêm về tình hình hiện tại của Xuân Son: "Giờ Son có thể nói là tạm ổn rồi. Bạn ấy có thể tập luyện một số bài tập thụ động. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần phải theo dõi cơ kỹ càng vì với chấn thương như vậy thì cơ cũng bị đụng dập. Trước khi mổ, chúng tôi cũng phải kiểm tra các nguy cơ thuyên tắc mạch do Son phải di chuyển hơn 2 tiếng trên máy bay. Chúng tôi theo dõi Son rất kỹ càng. Son giờ đã có thể di chuyển bằng nạng được rồi. Tuy nhiên, chúng tôi đang tích cực điều trị tại chỗ, ở phòng bệnh rất tiện nghi nên Xuân Son chỉ cần di chuyển ra nhà vệ sinh thôi". Sáng 7.1, Xuân Son cũng được các lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đến thăm hỏi, động viên. Ngoài ra, các đồng đội của anh ở đội tuyển Việt Nam như Nguyễn Tiến Linh, Đỗ Duy Mạnh cũng đến và gửi nhiều lời chúc tốt đẹp cho tiền đạo này.
Nhiều cổ phiếu tăng trần liên tục, doanh nghiệp giải trình 'không biết nguyên nhân'
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Tại hội nghị, Đoàn kiểm tra số 1913 đã công bố quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra đối với Quân ủy T.Ư. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề: tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Kết luận số 121-KL/TW về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới.Cạnh đó, là việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35; việc quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; việc thực hiện Kết luận số 123-KL/TW về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.Việc kiểm tra bảo đảm dân chủ, khách quan; đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng được kiểm tra.Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, qua công tác nắm tình hình, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm (nếu có) của Quân ủy T.Ư về các nội dung kiểm tra; hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh; nhân rộng những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, bảo đảm các tổ chức đảng quán triệt đầy đủ, sâu sắc các chủ trương lớn của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tổ chức thực hiện thống nhất, đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.Ông Nguyễn Duy Ngọc đề nghị Quân ủy T.Ư và các đơn vị được kiểm tra phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện, cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu trong quá trình kiểm tra; chủ động bố trí thời gian làm việc thích hợp để đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Thống nhất với nội dung kiểm tra, đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, trong thời gian qua, Quân ủy T.Ư, Thường vụ Quân ủy T.Ư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, gắn với trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ. Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn đoàn kiểm tra tiếp tục phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ, hướng dẫn để Quân ủy T.Ư hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra.
Bella Vũ mặc chiếc đầm lấy cảm hứng từ đàn piano trình diễn nhạc cổ điển
Hơn 700 MW năng lượng tái tạo mà SK Ecoplant và BCG Energy sẽ phát triển tại Việt Nam, bao gồm 300 MW điện mặt trời áp mái, 200 MW điện gió trên bờ tại các tỉnh phía bắc và các khoảng 100 MW các dự án tiềm năng khác. Tổng vốn đầu tư của dự án không được tiết lộ, nhưng theo tính toán trung bình làm 300 MW điện gió gần bờ đã 18.000 tỉ đồng, 300 MW cánh đồng điện mặt trời là khoảng hơn 6.000 tỉ đồng.